Các món ăn từ yến sào không chỉ cung cấp chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể, nó còn giúp hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý phổ biến như ho, viêm phế quản,… Vì vậy đáp án cho câu hỏi trẻ bị ho có ăn được yến sào không là Có. Cho bé sử dụng món ăn chế biến từ yến sào sẽ giúp tăng sức đề kháng, nhanh chóng đẩy lùi triệu chứng ho.
Trẻ bị ho có ăn được yến sào không? Giải đáp chi tiết
Để giải đáp được câu hỏi trẻ bị ho có ăn được yến sào không chúng ta cần biết công dụng của loại thực phẩm này. Theo nội dung ghi chép từ các tài liệu y học cổ truyền, yến sào còn được gọi với cái tên khác là tâm dịch, huyền tương. Yến sào vị ngọt, tính bình, có khả năng tác dụng vào 2 kinh phế vị. Vì vậy yến sào thường được dùng trong các bài thuốc để bổ phế, tiêu đờm, trừ ho,…
Theo y học hiện đại, yến sào là loại thực phẩm quý giá chứa nhiều chất dinh dưỡng vô cùng tốt cho cơ thể. Vì vậy nó thường được dùng làm quà tặng để nâng cao sức khỏe. Sử dụng yến sào đều đặn sẽ giúp người bệnh mau khỏe, hỗ trợ điều trị một số bệnh lý nghiêm trọng.
Với những công dụng tuyệt vời trên nhiều mẹ thường thắc mắc trẻ bị ho có ăn được yến sào không? Và câu trả lời là CÓ. Chúng ta có thể điểm danh một vài tác dụng của yến sào với bé bị ho như:
Cung cấp chất dinh dưỡng, axit amin mà cơ thể không thể tự tổng hợp được
Trong cơ thể con người cần có đủ 20 loại axit amin. Thế nhưng trong 20 loại axit amin này có đến 9 loại mà cơ thể con người không thể tự tổng hợp được. Và trong yến sào lại chứa đầy đủ 9 loại axit amin này. Sự bổ sung đầy đủ các axit amin giúp cơ thể tăng cường miễn dịch để chống lại tác nhân có hại bên ngoài. Cụ thể các hợp chất, axit amin có trong yến sào như:
- Lysine: Đây là loại axit amin có khả năng hấp thụ canxi giúp xương răng chắc khỏe. Đồng thời hỗ trợ tăng chiều cao và miễn dịch ở trẻ nhỏ.
- Phenylalanine: Công dụng của loại Phenylalanine là bồi bổ não giúp tăng cường trí nhớ. Đồng thời nó cũng tạo ra vitamin D vô cùng cần thiết cho sự phát triển toàn diện ở bé.
- Threonine: Hỗ trợ gan hoạt động tốt hơn, đồng thời giúp cơ thể bé hấp thụ toàn bộ chất dinh dưỡng được nạp vào cơ thể thông qua thức ăn.
- Trytophan: Có chức năng chuyển hóa vitamin B3, cung cấp tiền chất của loại biệt chất serotonin. Từ đó giúp bé điều hòa giấc ngủ, kích thích ăn ngon, tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng.
- Valine: Có thể chữa lành tế bào cơ và hình thành tế bào mới khi bị tổn thương. Đồng thời giúp cân bằng nitơ.
- Histidine: Có tác dụng liên kết các mô cơ bắp, đồng thời hình thành Myelin bảo vệ các đầu dây thần kinh, kích thích trẻ tiêu hóa tốt hơn.
Bổ sung các nguyên tố vi lượng cần thiết
Trong yến sào có chứa rất nhiều nguyên tố vi lượng tốt đối với cơ thể như: Fe, Br, Mn, Cu, Zn,… Công dụng của những thành phần này là ổn định hệ thần kinh, tăng cường khả năng ghi nhớ, giảm căng thẳng, mệt mỏi, kích thích tiêu hóa, làm thông đường thở, hạn chế các triệu chứng ho,…
Cung cấp năng lượng cho cơ thể
Ngoài những thành phần và công dụng nêu trên, yến sào còn chứa rất nhiều protein, chất đạm giúp cung cấp năng lượng cơ thể trẻ. Bên cạnh đó lượng đường galactose có trong loại thực phẩm này không chứa chất béo nên rất tốt, không gây thừa cân.
Làm sạch phổi, ngăn ngừa triệu chứng ho
Một công dụng đặc biệt quan trọng của yến sào chính là làm sạch phổi, từ đó ngăn ngừa và giảm ho hiệu quả.
Với tất cả những phân tích trên chắc hẳn bạn đã biết được đáp án cho câu hỏi “trẻ đang ho có nên ăn yến”.
Hướng dẫn sử dụng và liều lượng yến sào cho trẻ bị ho
Như đã nói ở trên, bé bị ho có thể ăn yến sào để tăng cường sức đề kháng, nhanh chóng đẩy lùi bệnh tật. Thế nhưng cách sử dụng yến sào thế nào để đạt kết quả tốt nhất không phải là điều ai cũng biết. Nội dung bài viết dưới đây sẽ gợi ý cho mẹ những cách chế biến yến sào phù hợp với bé bị ho có đờm, ho khan hay các dấu hiệu bệnh khác.
Trẻ bị ho có ăn được yến sào không? Yến sào chưng đường phèn
Yến sào chưng đường phèn là cách chế biến được nhiều người sử dụng nhất. Bản thân yến sào đã có công dụng làm sạch phổi, tăng sức đề kháng của cơ thể để chống lại những tác nhân xấu từ bên ngoài môi trường. Khi được kết hợp với đường phèn – một loại nguyên liệu cũng có công dụng trừ ho, giúp nâng cao khả năng điều trị bệnh. Cách làm yến chưng đường phèn như sau:
- Bạn chuẩn bị yến sào thô đã làm sạch 10g, đường phèn và 1 quả lê tươi đã gọt bỏ vỏ.
- Ngâm từ 1-2 tiếng để cho yến nở ra.
- Quả lê tươi đã gọt vỏ bạn khoét rỗng ruột.
- Yến sau khi đã được ngâm bạn thái nhỏ cho vào trong quả lê và đem chưng cách thủy từ 20-30 phút.
- Khi yến bắt đầu sôi và nổi những bong bóng li ti bạn cho đường phèn vào. Tiếp tục chưng thêm 10 phút để các dưỡng chất ngấm vào nhau. Bạn chưng cho đến khi thấy yến nổi lên mặt là được.
- Sau khi yến chưng đường phèn chín bạn có thể thêm 2-3 thìa cà phê mật ong hoặc 1 vài lát gừng. Mật ong và gừng sẽ hỗ trợ điều trị bệnh ho và giúp kích thích tiêu hóa.
Một tô yến sào chưng đường phèn đạt chuẩn là sợ yến hơi dai, màu trong, nước yến không quá đặc. Tùy vào khẩu vị của bé thích ăn nóng hay lạnh mà mẹ có thể bỏ thêm đá.
Bé ho có ăn yến được không? Cháo yến thịt gà hỗ trợ trị ho nhanh chóng
Món cháo yến sào thịt gà cũng là một đáp án hoàn hảo cho câu hỏi “ho có ăn được yến sào không?”. Thịt gà là thực phẩm rất giàu dinh dưỡng, kết hợp với những thành phần trong yến sào giúp nâng cao khả năng tăng cường đề kháng, hỗ trợ chữa ho ở trẻ nhỏ.
Cách làm món cháo yến sào thịt gà như sau:
Nguyên liệu:
- 10g yến đã được sơ chế sạch sẽ
- 1 nắm gạo nếp, 1 nắm gạo tẻ
- 30g ức gà
- 1 nhánh gừng
- ½ củ cà rốt
- Một số gia vị khác như mắm, hạt nêm, muối, dầu ăn,…
Cách thực hiện:
- Bạn làm sạch tổ yến với nước, sau đó đem ngâm khoảng 30 phút để yến nở đều. Nếu là yến tươi bạn không cần đem ngâm với nước.
- Vớt yến ra và để ráo nước.
- Cho yến vào bát và đem hấp cách thủy trong vòng 30 phút.
- Khi yến chín, vớt ra và thái nhỏ để bé ăn không bị hóc.
- Tiếp theo bạn đem sơ chế thịt gà, làm sạch, luộc chín và xé nhỏ hoặc xay nhuyễn.
- Gạo nếp và gạo tẻ vo sạch và mang đi nấu cháo. Nước luộc gà trước đó bạn nên dùng để nấu cháo.
- Khi cháo chín nhừ bạn cho yến và thịt gà vào đun sôi 10 phút nữa thì tắt bếp.
- Nem gia vị cho vừa miệng và múc ra bát để bé ăn ngay khi còn nóng.
Cách nấu cháo tổ yến bí đỏ
Bí đỏ là loại thực phẩm rất tốt cho sự phát triển toàn diện của bé. Kết hợp với chất dinh dưỡng có trong yến sào giúp bé ngăn ngừa được nhiều bệnh lý phổ biến, ví dụ như ho dai dẳng không dứt.
Nguyên liệu:
- Yến sào tinh chế 100g
- Bí đỏ 100g
- Gạo tẻ, gạo nếp 100g
- Các gia vị khác
Các bước thực hiện:
- Yến bạn đem đi ngâm nước cho mềm, sau đó vớt ra để ráo.
- Tiếp theo cho vào nồi hấp cách thủy khoảng 30 phút.
- Gạo nếp, gạo tẻ vo sạch và đem ninh nhừ.
- Bí đỏ bạn gọt bỏ vỏ, rửa sạch sau đó cắt khúc vừa ăn và hấp chín. Sau đó dùng thìa để làm nhuyễn hoặc đem đi xay nhuyễn.
- Yến sào chín bạn đem thái nhỏ và cho vào nồi cháo cùng bí đỏ.
- Nêm gia vị và cho bé ăn.
Trẻ bị ho có ăn được yến sào không? Cách nấu cháo tổ yến thịt băm
Trẻ đang ho có nên ăn yến? Khi bị ho, bé thường chán ăn, ăn không thấy ngon miệng, lúc này mẹ có thể nấu cháo tổ yến thịt băm cho trẻ. Không chỉ dễ ăn, dễ nuốt, không gây kích ứng vòm họng gây ho, cháo tổ yến thịt băm còn cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Từ đó bé sẽ nhanh chóng hồi phục sức khỏe, tăng sức đề kháng chống lại các cơn ho dai dẳng, khó chịu.
Nguyên liệu:
- 200g gạo tẻ
- 10g tổ yến
- 50g thịt băm
- Gia vị, hành lá
Cách nấu cháo:
- Mẹ đem tổ yến đi ngâm trong nước cho mềm, sau đó rửa sạch và để ráo.
- Cho yến sào đi hấp cách thủy khoảng 30 phút.
- Khi yến chính bạn vớt ra, xé hoặc thái nhỏ cho bé ăn không bị hóc.
- Thịt lợn rửa sạch và băm nhỏ hoặc xay nhuyễn.
- Gạo vo sạch và đem nấu thành cháo.
- Khi cháo chín bạn cho thịt băm, yến sào vào, quấy đều, nêm gia vị, tắt bếp và ăn.
- Khi ăn mẹ có thể thêm hành lá để tăng hương vị.
Liều lượng yến sào phù hợp cho trẻ bị ho
Yến sào là thực phẩm cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng cho sức khỏe và trí não của bé. Thế nhưng để yến sào phát huy công dụng tốt nhất bố mẹ cần lưu ý đến liều lượng sử dụng. Sự hấp thu chất dinh dưỡng ở mỗi cơ thể đều có giới hạn. Việc mẹ cho bé bổ sung quá nhiều yến sào hoặc một loại thực phẩm nào đó đều khiến cơ thể bị dư chất. Từ đó gây hại cho sức khỏe bé, người sử dụng.
Vì vậy ngoài thắc mắc trẻ bị ho có ăn được yến sào không, bố mẹ cần cân nhắc liều lượng phù hợp. Dưới đây là gợi ý liều lượng phù hợp với bé ở từng giai đoạn:
- Với những bé dưới 12 tháng tuổi: Bố mẹ chỉ nên cho bé sử dụng một lượng nhỏ yến sào. Cách sử dụng tốt nhất là chưng yến với nước và cho bé dùng nếu mẹ bị thiếu sữa, biếng ăn.
- Bé từ 1-3 tuổi: Bố mẹ nên xay nhỏ yến sào và với sữa hoặc nấu thành các món ăn dễ dùng. Liều lượng phù hợp với bé là 30-50g/tháng.
- Bé từ 3-10 tuổi: Bố mẹ xay nhỏ yến sào với sữa hoặc chế biến yến sào thành cháo, súp, chưng đường phèn và cho bé dùng. Ở độ tuổi này bố mẹ có thể cho trẻ dùng từ 3-4g yến sào/ngày, 1 tháng dùng khoảng 100g yến sào.
Lưu ý khi dùng yến sào cho bé bị ho
Yến sào là một trong những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, có nguồn gốc tự nhiên an toàn với nhiều công dụng đối với sự phát triển thể chất và tinh thần trẻ nhỏ. Ngoài chú ý đến liều lượng sử dụng, trẻ bị ho có nên ăn yến sào, bố mẹ cũng phải để tâm đến một số vấn đề sau:
- Như đã nói ở trên, trẻ dưới 1 tuổi nên sử dụng rất ít yến sào. Tốt nhất bố mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa Nhi trước khi cho bé ăn yến sào.
- Yến sào nhiều chất dinh dưỡng nhưng không nên lạm dụng. Ăn quá nhiều yến sào có thể khiến cơ thể trẻ không thể hấp thụ hết, vừa lãng phí, vừa gây ra những tác dụng phụ đến đường tiêu hóa, sự phát triển toàn diện ở bé. Bố mẹ nên chú ý đến liều lượng sử dụng yến đã được nói ở nội dung trên.
- Bố mẹ khi cho bé dùng yến sào cần biết cách làm sạch tổ yến. Cụ thể nước nóng có thể làm tan và khiến yến mất đi những dưỡng chất tốt. Do đó bạn đặc biệt không được ngâm yến vào trong nước nóng, hoặc sử dụng chất tẩy rửa. Nhiều người sử dụng dầu ăn, rượu,… để làm sạch yến. Điều này là không cần thiết và cũng có thể làm mất đi chất dinh dưỡng, mùi vị, nguy hiểm hơn là có thể gây ra ngộ độc. Cách tốt nhất để làm sạch yến chính là dùng nước. Bạn không nên ngâm yến quá lâu, thời gian thích hợp là 4 tiếng.
- Thời gian chưng yến bao lâu là đủ? Tùy theo từng loại yến mà có thời gian chưng khác nhau, nhưng tốt nhất là từ 20-30 phút. Ở thời gian này tổ yến sào sẽ đủ mềm, dai và đặc biệt vẫn giữ được chất dinh dưỡng, cũng như độ giòn đúng điệu. Trường hợp bạn chưng yến quá lâu sẽ bị mất chất dinh dưỡng, mềm nhũn không ngon. Khi chưng nên dùng lửa nhỏ, thời gian thích hợp để đem đến hương vị tuyệt vời nhất.
- Bố mẹ nên cho bé ăn yến sào ngay khi còn nóng để giữ ấm cơ thể. Đồng thời nên cho bé ăn ngay khi đói để cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn. Buổi sáng sau khi ngủ dậy, cách bữa ăn sáng tầm 30 phút là thời điểm ăn tốt nhất.
- Bố mẹ nên cho bé sử dụng yến từ 2-3 tháng, sau đó dừng một khoảng thời gian rồi tiếp tục sử dụng lại. Điều này sẽ giúp bé thu được hiệu quả lớn nhất.
- Ngoài ra bố mẹ nên đổi mới cách chế biến yến sào để bé không cảm thấy ngán khi chữa ho cho bé tại nhà bằng thực phẩm.
- Trường hợp trẻ bị ho mãi không khỏi bố mẹ nên đưa bé đi gặp bác sĩ để thăm khám, điều trị tốt nhất.
Một số cách chăm sóc bé khi bị ho khác như:
- Bố mẹ cần vệ sinh sạch sẽ môi trường sống cho bé để hạn chế ho. Cụ thể như thay ga giường, vỏ gối thường xuyên, lau dọn phòng ngủ, cửa sổ, hạn chế hút thuốc trong nhà… Những điều này sẽ giúp bé tránh được một số nguyên nhân gây ho kéo dài.
- Buổi sáng mỗi khi ngủ dậy mẹ có thể cho bé uống 1 vài thìa cà phê nhỏ chanh đào mật ong. Hoặc quất chưng đường phèn để cải thiện tình trạng ho cho bé ngay tại nhà.
- Ngoài vấn đề trẻ bị ho có ăn được yến sào không, bố mẹ nên cho bé uống nhiều nước ấm. Đồng thời hạn chế nằm điều hòa, đảm bảo phòng ngủ đủ độ ấm để không gây kích ứng vòm họng của bé.
- Không nên cho bé ra ngoài trời khi gió mùa lạnh hoặc giao mùa. Nếu cần phải ra ngoài bố mẹ nên giữ ấm cho bé bằng cách quàng khăn cổ, bịt khẩu trang.
Trẻ bị ho có ăn được yến sào không? Câu trả lời là CÓ. Yến sào chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể sẽ giúp bé nâng cao đề kháng, phòng chống ho hiệu quả. Tuy nhiên nếu bé ho không có dấu hiệu thuyên giảm bạn nên đưa bé đi gặp bác sĩ để được điều trị tốt nhất.